THỦ TỤC NHẬP KHẨU ĐỘNG CƠ ĐIỆN

1. CĂN CỨ PHÁP LÝ

Động cơ điện là loại máy chuyển đổi năng lượng điện sang năng lượng cơ. Loại máy này được sử dụng trong các hoạt động sản xuất công nghiệp. Bên cạnh đó, nó còn được ứng dụng trong gia đình, tiêu biểu là quạt điện, tủ lạnh, máy giặt,…
  • Quyết định số 14/2023/QĐ-TTg ngày 24/5/2023 ban hành danh mục và lộ trình phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải loại bỏ và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được xây dựng mới.
  • Quyết định số 1182/QĐ-BCT ngày 06/4/2021 về việc ban hành danh mục các mặt hàng nhập khẩu (Kèm theo mã HS) thực hiện kiểm tra chuyên ngành thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ công thương.
  • Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
  • Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 sửa đổi Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN.
  • Quyết định số 04/2017/QĐ-TTg ngày 09/3/2017 quy định phương tiện, danh mục thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu xuất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện.
  • Văn bản hợp nhất số 23/VBHN-BCT ngày 24/3/2020 quy định dán nhãn năng lượng cho các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ công thương.
  • Thông tư số 36/2016/TT-BCT ngày 28/12/2016 quy định dán nhãn năng lượng cho các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ công thương.
  • Công văn 1786/TCHQ-GSQL ngày 11/3/2016 của Tổng cục Hải quan hướng dẫn quy trình thực hiện dán nhãn năng lượng và kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu

    2. MÃ HS VÀ THUẾ SUẤT

  • Mã HS tham khảo: Nhóm 8501
  • Thuế suất:
    – Thuế nhập khẩu ưu đãi:
    – Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt:
    – Thuế VAT:

    3. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU SUẤT NĂNG LƯỢNG

  • Thực hiện đăng ký kiểm tra hiệu suất năng lượng trước thông quan
    – Quy định tại Quyết định số 14/2023/QĐ-TTg ngày 24/5/2023 ban hành danh mục và lộ trình phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải loại bỏ và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được xây dựng mới.
    – Quy định tại Quyết định số 1182/QĐ-BCT ngày 06/4/2021.
  • Các trường hợp được miễn kiểm tra chất lượng, hiệu suất năng lượng.
    a) Căn cứ theo công suất:
    – Động cơ điện có công suất dưới 0.75 KW (750W) không phải dán nhãn năng lượng
    – Động cơ điện có công suất trên 150KW không phải dán nhãn năng lượng
    – Các động cơ điện có công suất từ 0.75 KW đến 150 KW thuộc diện nghi ngờ, phải tham chiếu các thông số khác mới khẳng định được
    b) Căn cứ theo tần số:
    – Một số loại động cơ điện đặc biệt, có tần số khác 50Hz hoặc 60Hz đều thuộc diện không phải dán nhãn năng lượng
    + Những động cơ điện có tần số đặc biệt thường là Spindle Motor
    c) Động cơ điện sử dụng điện một chiều:
    – Những động cơ điện được thiết kế chỉ dùng dòng điện 1 chiều thì không phải dán nhãn năng lượng
    + Trên nhãn kỹ thuật động cơ điện dùng điện 1 chiều sẽ thể hiện là DC Motor
    d) Động cơ điện đồng bộ
    – Những động cơ điện trên nhãn kỹ thuật thể hiện là Synchronous motor (động cơ đồng bộ) thì không phải dán nhãn năng lượng
    e) Căn cứ theo tốc độ quay, chế độ hoạt động
    – Những động cơ điện thay đổi tốc độ quay (hoạt động không liên tục) không thuộc diện phải dán nhãn năng lượng
    + Trên nhãn kỹ thuật thường thể hiện như sau: S2…X%, S3 ….Y%,….
    f) Căn cứ theo số cực:
    – Những động cơ điện đặc biệt có 8 cực trở lên được miễn dán nhãn năng lượng
    + Trên nhãn kỹ thuật sẽ thể hiện là 8P, 10P,… (P là viết tắt của từ Pole nghĩa là số cực)
    g) Căn cứ theo loại hình hoạt động :
    – Động cơ điện gắn liền hộp số, trên nhãn kỹ thuật thể hiện là Gear Motor không thuộc diện phải dán nhãn năng lượng
    – Động cơ điệnServo (Servo motor) cũng là 1 loại động cơ không thể tháo rời hộp số để thử nghiệm nên không phải dán nhãn năng lượng
    h) Một số động cơ điện đặc biệt:
    – Động cơ điện có hộp số lắp liền (không thể tháo rời mà không bị hỏng động cơ);
    – Động cơ điện được chế tạo riêng để sử dụng với bộ biến đổi điện theo IEC 60034-25.
    – Động cơ điện được tích hợp hoàn toàn trong một máy (ví dụ máy bơm, quạt và máy nén) mà không thể thử nghiệm riêng rẽ với máy đó.
    – Động cơ điện được chế tạo riêng để vận hành trong môi trường có khí nổ theo IEC 60079-0.
    – Động cơ điện được thiết kế riêng dùng cho các yêu cầu đặc biệt của máy được truyền động (chế độ khởi động nặng nề, số lượng lớn các chu kỳ khởi động/dừng, quán tính của rôto rất nhỏ).
    – Động cơ điện được thiết kế riêng dùng cho một số đặc tính đặc biệt của nguồn lưới (ví dụ dòng khởi động hạn chế, dung sai lớn về điện áp và/hoặc tần số).
    – Động cơ điện được thiết kế riêng dùng cho các điều kiện môi trường đặc biệt (không thuộc các điều kiện làm việc quy định trong Điều 6 của TCVN 6627-1 (IEC 60034-1)).
  • Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng, hiệu suất năng lượng:
    – Hợp đồng mua bán (Sales contract)
    – Hoá đơn thương mại (Commercial invoice)
    – Phiếu đóng gói (Packing list)
    – Bản thông số kỹ thuật (Technical data sheet)
    – Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng, hiệu suất năng lượng.
    + Việc kiểm tra hiệu suất năng lượng được thực hiện sau khi thông quan theo công văn số 5010/TCHQ-GSQL ngày 28/7/2017

    4. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ CÔNG BỐ HỢP QUY

  • Thực hiện đăng ký chứng nhận hợp quy sau thông quan
  • Công bố hợp quy quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 sửa đổi.
  • Hồ sơ đăng ký công hợp quy: 02 bộ hồ sơ, một bộ gửi tới cơ quan chuyên ngành, một bộ lưu trữ tại tổ chức, cá nhân
    – Bản công bố hợp quy (theo Mẫu 2. CBHC/HQ quy định tại Phụ lục III Thông tư này)
    – Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp quy (Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ khác theo quy định của pháp luật).
    – Bản sao y bản chính giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp kèm theo mẫu dấu hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp cho tổ chức, cá nhân.

    5. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ DÁN NHÃN NĂNG LƯỢNG

  • Thực hiện đăng ký dán nhãn năng lượng sau thông quan.
    – Quy định tại Văn bản hợp nhất số 23/VBHN-BCT ngày 24/3/2020. Thông tư số 36/2016/TT-BCT ngày 28/12/2016.. Công văn 1786/TCHQ-GSQL ngày 11/3/2016 của Tổng cục Hải quan hướng dẫn quy trình thực hiện dán nhãn năng lượng và kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu
  • Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng:
    – Giấy công bố dán nhãn năng lượng
    – Kết quả thử nghiệm do tổ chức thử nghiệm cấp
    – Mẫu nhãn năng lượng dự kiến

    6. THỦ TỤC HẢI QUAN

  • Hợp đồng mua bán (Sales contract)
  • Hoá đơn thương mại (Commercial invoice)
  • Phiếu đóng gói (Packing list)
  • Bản thông số kỹ thuật (Technical data sheet)
  • Giấy đăng ký kiểm tra hiệu xuất năng lượng tối thiểu
  • DỊCH VỤ XNK MINH ANH

    VP TẠI HẢI PHÒNG: Toà nhà Biển Đông, Số 150, Đường Chùa Vẽ, Phường Đông Hải 1, Quận Ngô Quyền, Tp. Hải Phòng.

    VP TẠI HỒ CHÍ MINH: Số 4386, Đường Nguyễn Cửu Phú, Phường Tân Tạo A, Quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.

    • Hotline : 0904 085 699
    • Zalo, WhatsApp, Wechat: +84 904085699
    • Email : minhanh.exportimport@gmail.com

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *