THỦ TỤC NHẬP KHẨU VẬT LIỆU XÂY DỰNG

1. CĂN CỨ PHÁP LÝ

  • Thông tư số 04/2023/TT-BXD ngày 30/06/2023 ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hoá vật liệu xây dựng.

    2. MÃ HS VÀ THUẾ SUẤT:

  • Chương 25: Muối; Lưu huỳnh; Đất và đá; Thạch cao, vôi và xi măng
  • Chương 68: Sản phẩm làm bằng đá, thạch cao, xi măng, amiăng, mica hoặc các vật liệu tương tự
  • Chương 39_3918: Tấm trải sàn bằng plastic, có hoặc không tự dính, dạng cuộn hoặc dạng tấm rời để ghép; tấm phủ tường hoặc phủ trần bằng plastic, như đã nêu trong Chú giải 9 của Chương này
  • Chương 68_6802: Các loại đá xẻ
  • Chương 69_6907: Các loại gạch lát
  • Chương 76_7604: 76042120, 76042190: Thanh đệm bằng nhôm cho cửa ra vào và cửa sổ (SEN); loại khác. Sau khi đã có mã HS chính xác của loại hàng nhập khẩu, bạn dựa vào QCVN 16:2023/BXD để xác định lô hàng của mình thuộc trường hợp nào trong 2 trường hợp sau:
  • Hàng thông thường
  • Hàng phải kiểm tra đạt quy chuẩn chất lượng Đối với hàng không có yêu cầu về quy chuẩn thì bạn nhập khẩu rất đơn giản như hàng hóa bình thường: mở tờ khai, hoàn thành thủ tục với cơ quan Hải quan và đóng thuế. Đối với hàng phải phải kiểm tra quy chuẩn chất lượng, thì hàng hóa của bạn phải được một “tổ chức được thừa nhận” cấp kết quả giám định và sở Xây Dựng địa phương duyệt kết quả đó.

    3. THỦ TỤC KIỂM TRA NHÀ NƯỚC VÀ CÔNG BỐ HỢP QUY

    Đối với Doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngay tại địa phương đó thì không cần làm bước này. Còn với những doanh nghiệp ở địa phương khác, ví dụ công ty bạn ở Hà Nội và lô hàng về qua cảng Hải Phòng, thì bạn làm Công văn đề nghị (theo mẫu của sở Xây Dựng) để được sở này thực hiện công tác kiểm tra lô hàng theo quy định. Khi hàng về, doanh nghiệp có thể trực tiếp đến phòng quản lý vật liệu xây dựng (VLXD) để đăng ký kiểm tra nhà nước (KTNN) cho lô hàng thực tế. Bộ hồ sơ gồm:
  • Đăng ký kiểm tra chất lượng về hàng nhập khẩu: 2 bản
  • Hợp đồng mua bán: 1 bản sao
  • Danh mục hàng hóa (Packing List): 1 bản sao
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): 1 bản sao
  • Vận đơn đường biển: 1 bản sao
  • Chứng nhận xuất xứ CO-FTA (nếu có): 1 bản saoẢnh hoặc mô tả hàng hóa chi tiết
  • Phiếu tiếp nhận hồ sơ Sở Xây Dựng sẽ tiếp nhận hồ sơ, xác nhận và trả lại 1 bản Đăng ký KTNN. Vậy giấy này để làm gì? Các bạn tiếp tục theo dõi bài viết này nhé.

    4. THỦ TỤC HẢI QUAN

  • Hợp đồng mua bán (Sales contract)
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Danh mục hàng hóa (packing list)
  • Vận đơn
  • Giấy chứng nhận xuất xứ
  • Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng.
    Sau khi cơ quan Hải quan đã có thể tiếp nhận và thực hiện các công tác kiểm tra, kiểm hóa. Doanh nghiệp nhập khẩu xin mang hàng về bảo quản để giảm thiểu các chi phí lưu kho lưu bãi tại cảng, vì là hàng thuộc diện KTNN nên cơ quan Hải quan chưa thể thông quan khi chưa có ý kiến xác nhận đạt chất lượng của tổ chức thực hiện tra.
    Hồ sơ xin mang hàng bảo quản gồm:
  • Đăng ký KTNN
  • Công văn xin mang hàng về bảo quản
  • Hợp đồng thuê kho, bãi (nếu kho của bạn là thuê lại)
  • Bản chụp hoặc công chứng Chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu kho thuộc sở hữu của công ty bạn) Bạn cần lưu ý rằng không phải lô hàng nào cũng có thể được về kho bảo quản nhé. Tùy theo thực tế loại hàng nhập khẩu và cách làm việc của đơn vị làm dịch vụ hải quan mà lô hàng của bạn sẽ được phép mang về kho hoặc không. Và hàng phải nằm tại cảng hay được mang về cũng đều phải sang bước tiếp theo.

    5. ĐĂNG KÝ KIỂM TRA NHÀ NƯỚC

    Doanh nghiệp nộp 1 bộ hồ sơ tương tự hồ sơ Hải quan cho 1 Trung tâm giám định để đăng ký đơn vị đó làm giám định lô hàng và cấp chứng nhận hợp quy (Đây phải là trung tâm được Bộ Xây Dựng thừa nhận và cho phép giám định loại hàng mà bạn đang nhập khẩu). Về mặt quy định, trung tâm giám định cần nhân viên đến tận nơi hàng tập kết như cảng, kho, bãi để lấy mẫu. Nếu bạn thấy phức tạp vì có nhiều giấy tờ và phải qua nhiều bên để thông quan lô hàng thì đừng lo bạn nhé, chúng tôi có thể hỗ trợ bạn làm bộ hồ sơ với trung tâm giám định mà. Vinalogs có nhiều quan hệ với các Trung tâm này nên có thể kết nối cho bạn một trung tâm uy tín và giá cả hợp lý.

    6. THÔNG BÁO KÊT QUẢ KIỂM TRA NHÀ NƯỚC

    Sau khi nhận được kết quả giám định và chứng nhận hợp quy, bạn nộp các chứng từ này về Sở Xây Dựng – nơi đã nộp hồ sơ đăng ký, để lấy thông báo về Kết quả kiểm tra Nhà nước của lô hàng. Bộ hồ sơ xin thông báo gồm:
  • Phiếu trình
  • Phiếu tiếp nhận hồ sơ bổ sung
  • Biên bản lấy mẫu
  • Kết quả thử nghiệm
  • Quyết định cấp chứng nhận hợp quy
  • Chứng nhận hợp quy
  • Tờ khai phân luồng
  • Mẫu nhãn hàng hóa đã được gắn dấu hợp quy Sở Xây Dựng sẽ tiếp nhận hồ sơ và ra 2 bản Thông báo kết quả KTNN (Đạt hoặc không Đạt).

    7. THÔNG QUAN LÔ HÀNG

    Bạn nộp 1 bản Thông báo mà Sở Xây Dựng trả cho cơ quan Hải Quan. Nếu kết quả là Đạt thì lô hàng chính thức được thông quan. Xin lưu ý rằng hạn nộp thông báo này là 1 tháng từ ngày được duyệt giải phóng hàng. Bạn không nên để quá hạn, nếu không lô hàng có nhiều khả năng bị chuyển đỏ trên hệ thống và phải tiến hành thêm nhiều bước công việc phát sinh.
  • DỊCH VỤ XNK MINH ANH

    VP TẠI HẢI PHÒNG: Toà nhà Biển Đông, Số 150, Đường Chùa Vẽ, Phường Đông Hải 1, Quận Ngô Quyền, Tp. Hải Phòng.

    VP TẠI HỒ CHÍ MINH: Số 4386, Đường Nguyễn Cửu Phú, Phường Tân Tạo A, Quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.

    • Hotline : 0904 085 699
    • Zalo, WhatsApp, Wechat: +84 904085699
    • Email : minhanh.exportimport@gmail.com

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *